Người anh "lớn"
Có vóc dáng nhỏ nhắn,ữngthầycôgiáogenZnăngđộ8kbet gương mặt thư sinh với chiếc kính cận, thầy giáo gen Z Huỳnh Quốc Cường (22 tuổi) từng bị nhiều người lầm tưởng là học sinh (HS) bậc THPT. Tốt nghiệp loại xuất sắc ngành sư phạm ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2023, hiện thầy Cường đang giảng dạy tại Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (Q.Bình Tân, TP.HCM).
"Trước đây mình rất đam mê đọc sách mà chẳng biết chọn lựa nghề nào có thể gắn bó với sở thích này. Khi thấy các thầy cô dạy ngữ văn lúc nào cũng được đọc những tác phẩm mới lạ nên mình muốn làm giáo viên. Về sau mình ấn tượng hơn với cách dạy dỗ, truyền đạt từ giáo viên ngữ văn trong đội tuyển Olympic năm học lớp 10", thầy Cường nói.
Là giáo viên thuộc thế hệ gen Z nên thầy Cường luôn nhạy bén với những xu hướng của giới trẻ, vì thế dễ hòa đồng với HS. Ngoài đóng vai trò là giáo viên, sau giờ học, thầy Cường còn được HS xem như một "người anh lớn". HS có thể tâm sự, chia sẻ những thắc mắc khi không biết hỏi ai. Thầy Cường luôn sẵn sàng tiếp nhận từ chuyện học hành, yêu đương cho đến những vấn đề ứng xử trong đời sống, đặc biệt là trên không gian mạng. "Vì HS kết bạn Facebook với mình khá nhiều nên cũng dễ nắm bắt tâm trạng của các em và kịp thời chia sẻ", thầy Cường nói.
"Mình luôn cố gắng sáng tạo, thay đổi cách tổ chức hoạt động học tập như: trò chơi chung sức, giải mật thư, sân khấu hóa tác phẩm… mạnh dạn cho HS tranh luận với nhau để đưa ra quan điểm. Đặc biệt, mình chỉ đóng vai trò của một người đọc tác phẩm có kinh nghiệm để định hướng HS chứ không áp đặt cách suy nghĩ. Vì thế giờ học của mình sôi động hơn nhờ các em HS thoải mái trao đổi cùng nhau", thầy Cường nói.
Luôn đổi mới, sáng tạo trong việc dạy học
Cứ có thời gian rảnh là cùng HS đi đá bóng, bắt "trend" trên mạng xã hội nên cô giáo gen Z Lê Thị Phượng (24 tuổi), giáo viên bộ môn tiếng Anh tại Trường THCS Hoàng Diệu (Q.Tân Phú, TP.HCM), luôn được yêu mến. Cô Phượng cho biết luôn cố gắng thu hẹp khoảng cách với HS để hiểu rõ tâm lý và sở thích. Điều này giúp cô giáo trẻ đạt được hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức.
"Mình thích làm bạn với HS, là người chị luôn sẵn sàng lắng nghe một cách tích cực tâm tư của các em", cô Phượng nói.
Trong tiết dạy của mình, cô Phượng luôn cố gắng lồng ghép vào những trò chơi trực tuyến trên các trang web như: bamboozle, quizlet... để HS hứng thú học tập. Cô giáo trẻ còn không ngừng nghĩ ra những trò chơi như trạm thông tin (dán tờ thông tin quanh lớp để HS đi tìm, giải đáp thử thách - PV), để tiết học thêm sinh động, tăng tính tương tác.
"Là một giáo viên trẻ, mình ý thức được những thiếu sót và khó khăn của bản thân để cải thiện. Và luôn tâm niệm mình là "một chiếc thùng rỗng" để có thể lắng nghe những lời khuyên, nhận xét từ đồng nghiệp, người có chuyên môn. Vì ai cũng sẽ có lúc gặp phải những tình huống nằm ngoài dự đoán, phải cầu cứu sự giúp đỡ", cô Phượng nói.
Thầy giáo Phan Trung Hiếu (24 tuổi), giáo viên bộ môn kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, được HS Trường hội nhập quốc tế Bamboo (Q.Tân Phú, TP.HCM) xem như một chiếc "thùng" luôn sẵn sàng tiếp nhận những lá thư chứa đựng tâm tư tình cảm.
"Ở độ tuổi trẻ, gần với những HS bậc THPT thì ngoài việc truyền đạt kiến thức, mình còn là một người bạn, người anh. Mình thường xuyên lắng nghe, chia sẻ và định hướng cho HS những vấn đề xung quanh cuộc sống như: tư vấn nghề nghiệp, cách phát triển các mối quan hệ với mọi người xung quanh, "gỡ rối" chuyện tình cảm, giải quyết mâu thuẫn với bạn bè hoặc gia đình", thầy Hiếu nói.
Theo thầy Hiếu, việc trao quyền cho HS được làm chủ tiết học (HS sẽ đóng vai trò là người chia sẻ kiến thức về chủ đề đã được giao, giáo viên hỗ trợ và cố vấn cho hoạt động - PV) giúp HS phát triển được khả năng lãnh đạo, tính chủ động. Mỗi tiết học đều cho HS thực hành để ghi nhớ sâu hơn, ví dụ như được nhập vai vào các tình huống thực tế, thực hiện sản phẩm học tập như: vẽ, thiết kế, quay video...